Tuyên bố chung về Afghanistan
18 tháng 8, 2021
Chúng tôi, những cá nhân và tổ chức kí tên dưới đây, những người đang nỗ lực thúc đẩy quyền của những nhóm đa dạng về xu hướng tính dục, bản dạng giới, thể hiện giới và đặc điểm giới tính (SOGIESC), kêu gọi sự bảo trợ cho những người LGBTIQ và những nhóm người yếu thế khác ở Afghanistan.
Từ ngày 15 tháng 8, việc Taliban giành được quyền kiểm soát Dinh Tổng thống ở thủ đô Kabul và sự sụp đổ đột ngột của chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan đã làm dấy lên những lo ngại về các vấn đề quyền con người và sự an toàn của các nhóm yếu thế trong xã hội Afghanistan. Bên cạnh cộng đồng LGBTQI và cộng đồng đa dạng về SOGIESC, phụ nữ, các nhóm tôn giáo thiểu số, phóng viên và những người bảo vệ nhân quyền cũng đang hứng chịu sự đe dọa, đàn áp. Nhiều người trong số họ đang phải lẩn trốn trong sợ hãi.
Chúng tôi quan ngại về những báo cáo chỉ ra rằng Taliban đã bắt đầu cho thực thi bộ Luật Sharia một cách hà khắc, các báo cáo này cùng đề cập việc hàng triệu phụ nữ và trẻ em đang cảm thấy sợ hãi việc tham gia vào các hoạt động công cộng và đồng thời cũng bị cấm đến trường. Chúng tôi đau buồn khi chứng kiến sự tiến bộ xã hội được xây dựng qua hàng thập kỷ bởi các nhóm phụ nữ có khả năng sẽ bị đảo ngược một cách đột ngột và khủng khiếp.
Chúng tôi cũng lo sợ rằng người LGBTIQ sẽ bị kết án và truy tố, vì gần đây một số nhà chức trách Taliban tuyên bố rằng án tử hình người đồng tính nam sẽ được khôi phục. Những người LGBTIQ của Afghanistan đã luôn phải sống trong nỗi ám ảnh về bạo lực và giết chóc trong nhiều năm nay, và chúng tôi sợ rằng tình hình sẽ tiếp tục leo thang.
Trong báo cáo mới đây nhất của ILGA World về Nhà Nước tài trợ Kỳ thị người đồng tính (State-Sponsored Homophobia - 2020), Afghanistan nằm trong trong danh sách các quốc gia không có sự chắc chắn về mặt pháp lý cho việc xử phạt án tử hình cho hành vi quan hệ tình dục đồng giới. Báo cáo này cũng cập nhật các quy định hình sự hóa "hành vi đồng tính" theo mục 646 của Bộ luật Hình sự năm 2017 của Afghanistan và việc thi hành chúng trong những năm gần đây.
Mặc dù Taliban đã tuyên bố lệnh "ân xá chung” ở Afghanistan và kêu gọi phụ nữ tham gia vào chính phủ của mình "theo luật Sharia", điều quan trọng nhất đó là bất kỳ hình thức quản lý nhà nước nào cũng cần phải ủng hộ phụ nữ và người thiểu số, và thực hành dựa trên bằng chứng và quyền con người. Nếu Taliban muốn bao hàm phụ nữ, đầu tiên họ cần phải dừng việc ngăn cấm phụ nữ tiếp cận với cộng đồng, với giáo dục, đồng thời không gây thêm bất kì tổn hại nào đến phụ nữ và các nhóm thiểu số.
Cuộc khủng hoảng ở Afghanistan đang diễn ra rất phức tạp và khó khăn, nhưng chúng tôi muốn nhắc nhở rằng cộng đồng quốc tế - đặc biệt là những bên đã góp phần tạo ra vấn đề - có nghĩa vụ đạo đức phải giảm bớt căng thẳng của cuộc khủng hoảng chính trị bằng một giải pháp không chỉ ưu tiên quyền tự quyết của người dân Afghanistan, mà còn bảo vệ những người yếu thế trong xã hội khỏi tổn thương và bạo lực.
Chúng tôi kêu gọi những điều sau:
Chúng tôi kêu gọi Taliban tôn trọng quyền của mọi người theo Hiến pháp Afghanistan, các công ước quốc tế được ký bởi Afghanistan và các chuẩn mực quốc tế về quyền con người, bất kể xu hướng tính dục, bản dạng giới, thể hiện giới và đặc điểm giới tính của họ.
Chúng tôi yêu cầu rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm dập tắt cuộc khủng hoảng chính trị này đều sẽ được thực hiện với sự tham vấn những nhóm người yếu thế ở Afghanistan, bao gồm người LGBTIQ và phụ nữ. Quyền con người của họ không thể bị thỏa hiệp để đổi lấy một thỏa thuận hoà bình chính trị.
Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế cung cấp các hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp và sự bảo vệ cho tất cả người dân Afghanistan.
Chúng tôi kêu gọi các quốc gia mở cửa biên giới và tiếp nhận người tị nạn từ Afghanistan. Chúng tôi tuyên dương sự quyết tâm của Canada trong việc tiếp nhận 20,000 người Afghanistan yếu thế, ưu tiên người LGBTIQ, các nhà lãnh đạo nữ và các nhóm khác, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác hành động theo.
Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người cùng hợp tác để hỗ trợ Afghanistan trong khả năng của mình. Chúng tôi kêu gọi các cá nhân và hội nhóm chung tay quyên góp, các nhà tài trợ lập quỹ cứu trợ khẩn cấp và các tổ chức giúp đỡ điều hành việc thu hút và phân phối quỹ, chú ý sự thiếu hụt các tổ chức LGBTIQ ở Afghanistan.
Ký kết bởi:
6Rang (Iranian Lesbian and Transgender Network)
Access Planet Organization
African Trans Network
Aleph Melbourne
All Out
All Women's Action Society (AWAM)
Alouen
Amnesty International Taiwan Section
Antalya Feminist Kolektif
ASEAN Feminist LBQ Network
ASEAN SOGIE Caucus
Asia Pacific Transgender Network
Asia-Pacific Rainbow Catholics Network
Bangladesh Queer Partnership Platform- EQUAL
Beyond Borders Malaysia
Bisdak Pride, Inc.
Bisexual Alliance Victoria
Boys of Bangladesh (Formerly)
Campaign for Change
CAN-Myanmar
CEDAW Committee of Trinidad & Tobago
Centre for Civil and Political Rights
Centre for Independent Journalism (CIJ) Malaysia
COC Netherlands
Community Welfare and Development Fund
Covenants Watch
CPCD Studio
Dawei Probono Lawyer Network
Deaf Rainbow
Diversity and Solidarity Trust - Sri Lanka
Diversity Lounge Toyama
Doshisha University
Edge Effect
ELLY Fukui
Equal Asia Foundation
EQUAL GROUND, Sri Lanka
GAYa NUSANTARA Foundation
Gays Without Borders
Helem
Human Dignity Trust
Human Rights Defenders World Summit
ICS Center
ILGA Asia
ILGA World
Iloilo Pride Team
Inclusive Bangladesh
International Service for Human Rights
International Women's Rights Action Watch Asia Pacific
Intersex Asia
Intersex Philippines
isha lisha - Haifa feminist center
Ishikawa Conference for LGBT
Iwate Rainbow Network
J-ALL (Japan Alliance for LGBT Legislation)
JEJAKA
justice for sisters
Kampania Przeciw Homofobii | Campaign Against Homophobia (Poland)
Kanazawa Rainbow Pride
Kaos GL
Korean Sexual-minority Culture & Rights Center
LakanBini Advocates Pilipinas
Legal Dignity
Let's Breakthrough, Inc.
Lezpa
LGBT Centre
LOUD (Lesbians of Undeniable Drive)
LOVE4ONE
M-coalition
MANODIVERSA
Manushya Foundation
Marsa Sexual Health Center
Matimba
Metro Manila Pride
Midneunfemi
Monsoon Malaysia (MM)
MOSAIC Mena
Movimiento de Integración y Liberación Homosexual (MOVILH)
Mujer-LGBT Organization, Inc
Namibia Diverse Women Association
Nijiiro Diversity
Noboprobhaat
Nőkért Egyesület (Association for Women), Hungary
NPO Tokyo Rainbow Pride
Oogachaga
Organization Intersex International-Chinese (Oii-Chinese)
Outrage Magazine
Pacific Human Rights Initiative
Palestinian Working Woman for Development "PWWSD"
Pan Africa ILGA
PELANGI Campaign
Persatuan Sahabat Wanita, Selangor (Friends of Women Organisation, Selangor)
Pioneer Filipino Transgender men Movement
PLACE TOKYO
Planet Ally
PLUHO (People Like Us Hang Out!)
Pride House Tokyo
PROHAM
Proud Futures
PT Foundation
Queer Voices of Bhutan
Queers4Climate
Rainbow Action Against Sexual-Minority Discrimination
Rainbow Egypt
RainbowJesus (무지개예수)
RFSL (The Swedish Federation for Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender, Queer and Intersex Rights)
Sans Tabous
Sayoni
SEED Malaysia
Seoul Human Rights Film Festival in South Korea
SGRainbow
SHARE, center for Sexual rigHts And Reproductive justicE
Sisters in Islam, Malaysia
SOGILAW
SORANIJI HIMEJI
Success Capital Organisation
Swasti
Taiwan Association for Human Rights
Taiwan Equality Campaign
Taiwan Gender Equity Education Association
Taiwan LGBTQ Family Rights Advocacy
Taiwan Tongzhi (LGBTQ+) Hotline Association
The Gay and Lesbian Coalition of Kenya (GALCK)
The Global Center for LGBTI+ Freedom and Education
The Institute for Studies on Society, Economy & Environment - iSEE
Thorne Harbour Health
Together4Change: DAWOOM
Transgender Equality Hong Kong
Transgender Victoria
Transpiration Power
Trikone Australasia Inc
Tufts University
UP Babaylan
Visayas LBTQ Network
Women Against Rape
Women for Women's Human Rights (WWHR)
Youth Voices Count
にじ♡はぐ 石川
ひだまりの会